Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
CON AC MONG MY (4)
Trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1994, đảng Cộng Hòa đã tung ra tài liệu “Contract with America”, một kế hoạch bao gồm các cải cách phúc lợi, cải cách tội phạm và cân bằng ngân sách. Gingrich là kiến trúc sư của kế hoạch. Trong khi nhiều cuộc bầu cử giữa kỳ thường chỉ nói về những vấn đề khu vực hay địa phương, bản hợp đồng biến cuộc bầu cử thành vấn đề của toàn quốc.

Cuộc thảo luận độc hại



Ngày nay chúng ta biết rằng sự phân cực gần như bao trùm lên mọi cuộc tranh luận xã hội trong lịch sử cận đại Hoa Kỳ. Tuy nhiên có cái mới trong cách thức phân cực hiện nay. Trong quyển sách The Gingrich Senators (2013), Sean Theriault, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Texas, viết rằng thách thức đối với Hoa Kỳ không ở chỗ các chính trị gia Mỹ bất đồng sâu sắc – vì họ vẫn luôn làm như vậy. Vấn đề là phương cách họ không đồng ý với nhau. Theo Theriault, chính trị không chỉ để thắng đối thủ mà còn làm nhục họ. Mục đích không phải để thảo luận nhưng để tấn công người không đồng quan điểm. Cũng không phải để đưa ra luật nhưng để liên tục tranh cử (34). Làm thế nào người Mỹ lại đến mức độ này? Tiêu đề của quyển sách gợi ý cho chúng ta không do sự tình cờ. Nó đề cập đến Newt Gingrich, người lãnh đạo đa số Quốc Hội thuộc đảng Cộng Hòa từ năm 1995 đến 1999 và vào năm 2012 thử ra làm ứng cử viên tổng thống của đảng.



Newt Ginrich có mái tóc lượn sóng màu trắng xám, khuôn mặt trẻ con với nụ cười và đường nét giống như hình vẽ trong phim hoạt hình. Ông mang hình ảnh từ một đứa bé đang la hét đến bác vịt Scrooge McDuck hay gã Grinch trong các bức tranh biếm họa trên các tạp chí chính trị hàng tuần. Niềm đam mê đối với động vật làm ông có vẻ tốt bụng và vô tội. Từ lâu chính trị gia này mong ước trở thành nhà động vật học và tài khoản instagram của Gingrich có rất nhiều hình ảnh động vật. Ông vỗ về tê giác, cho cọp con ăn, ôm ấp con lười, chim cánh cụt và loài vượn cáo. Mặc dù say mê súc vật và có vẻ bề ngoài vô hại, Gingrich không hề vô tội. Như chúng ta sẽ thấy trong chương sách này, ông đưa ra một chiến lược chính trị đầu độc mối quan hệ giữa những người cộng hòa và dân chủ. Các khuôn thước cũ bị xóa bỏ, tình bằng hữu giữa hai đảng biến mất và sự kính trọng đối với các thể chế chính trị phai nhạt dần. Những thay đổi này lan sang các bối cảnh chính trị còn lại trong nước. Trong quá trình này, Gingrich đã đóng góp mạnh vào việc xác định đâu là biên giới để được gọi là người cộng hòa.



Từ khi còn trẻ Gingrich đã có những mơ ước to lớn muốn thay đổi thế giới (35). Chuyến ghé thăm vùng Verdun ở Pháp, nơi diễn ra trận chiến lớn nhất trong Thế chiến thứ Nhất, đã cho Gingrich thấy rõ quyền lực của các chính trị gia tác động đến xã hội như thế nào. Năm 1974, ông tham gia vào diễn đàn chính trị bằng việc ra ứng cử vào Hạ Viện từ một khu vực bầu cử ở Georgia và lọt vào giữa những thay đổi lớn ở các tiểu bang miền Nam, như đã mô tả trong chương sách trước. Nước Mỹ đã bị chấn động vì vụ Watergate của Nixon cả một năm rưỡi. Cuộc tranh cãi bắt đầu sau vụ trộm ở trụ sở chính của đảng Dân Chủ năm 1972 thất bại, dẫn đến cái kết Nixon phải từ nhiệm 18 tháng sau (36). Cũng như Nixon, Gingrich là người cộng hòa. Ông thách thức một thành viên bảo thủ dixiekrat tên là John Flynt. Ông này vẫn ủng hộ sự phân cách giữa người da trắng và da đen. Việc Flynt vẫn còn là đảng viên đảng Dân Chủ cho thấy những thay đổi trong đảng diễn ra chậm chạp như thế nào. Các đại biểu ở Hoa Kỳ hiếm khi bị mất ghế trong Quốc Hội – ngay cả hiện nay, 9 trên 10 đại biểu đều tái đắc cử. Phải mất thời gian lâu đảng Cộng Hòa mới thay thế được đảng Dân Chủ ở các quận phía Nam (37). Newt Gingrich là người cộng hòa ôn hòa. Trước kia ông từng làm việc trong chiến dịch đề cử ứng cử viên tự do thuộc đảng Cộng Hòa Nelson A. Rockefeller. Ông này là người bảo vệ môi trường, chống chiến tranh Việt Nam và hoạt động tích cực trong các phong trào sinh viên – không như những gì người ta nghĩ về cánh bảo thủ ngày nay. Để giành chiến thắng, Gingrich áp dụng những phương pháp ác nghiệt. Ông tấn công trực diện đối thủ Flynt, cáo buộc đối phương tham nhũng và thiếu cập nhật. Đây là chiến lược người cộng hòa thường xuyên sử dụng trong những thập niên kế tiếp. Những cuộc tấn công đã cho kết quả ấn tượng nhưng chỉ trong một năm Nixon đã hủy hoại tiếng tăm của đảng Cộng Hòa và nhiều cử tri ở các tiểu bang miền Nam vẫn ưa thích đảng Dân Chủ. Gingrich thua suýt soát trong ngày bầu cử.



Gingrich phải trải qua ba cuộc tranh cử trước khi ông giành được một ghế trong Hạ Viện. Để thành công ông ném mình vào trào lưu bảo thủ đang trỗi dậy ở Mỹ vào cuối những năm 1970. Các lực lượng bảo thủ đã thức tỉnh dưới thời Goldwater nay nở rộ hẳn lên. Trước kia Gingrich ra ứng cử như một người ôn hòa, bây giờ ông chuyển mạnh về hướng bảo thủ (38).



The Conservative Opportunity Society



Giai đoạn sau Thế chiến thứ Hai, đảng Cộng Hòa cố giành quyền lực ở Hạ Viện, nơi đảng Dân Chủ thống lãnh. Từ lâu đảng Cộng Hòa được gọi là “ thiểu số vĩnh viễn” ở Quốc Hội. Gingrich không chấp nhận tình trạng này. 18 năm trước khi giành được chiến thắng đầu tiên, chính trị gia này đã cho in một bài báo dự đoán đảng Cộng Hòa sẽ chiếm đa số (39). Ngay sau khi đến Washington, Gingrich bắt đầu thay đổi tình hình yếu kém của đảng.



Sau một thời gian dài với thiểu số, lãnh đạo đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện đã ổn định theo chủ trương “ Go along to get along”, một chiến lược thận trọng, đặt nặng vào sự hợp tác với đối phương. Gingrich tin chắc rằng chiến lược này chỉ có được những kết quả yếu kém. Vì thế, năm 1983, ông thành lập The Conservative Opportunity Society (COS), một nhóm gồm 12 người cộng hòa cùng chí hướng muốn đặt ra một đường ranh đập phá. Sự thống lĩnh của đảng Dân Chủ phải bị bẻ gẫy bằng mọi giá.



Cùng năm Gingrich chuyển đến Quốc Hội, kênh truyền hình Cable Satelitte Publics Affairs Network (C-SPAN) bắt đầu phát sóng từ Washington D.C. Kênh truyền hình này, ngày nay có hơn 100 triệu người Mỹ xem, cung cấp chương trình phát sóng trực tiếp các cuộc tranh luận ở Hạ Viện. Nó cho người dân cái nhìn mới về thế giới chính trị. Newt Gingrich và các người cộng tác trong COS quyết định khai thác phương tiện mới để thay đổi cán cân quyền lực trong Quốc Hội. Tại Quốc Hội, tất cả các đại diện dân cử đều có quyền dành thời gian phát biểu tại phòng vào cuối ngày để đưa ra các vấn đề quan trọng đối với cử tri của họ. Các quyền này được gọi là “Special Orders”. Chỉ ít thành viên quốc hội quan tâm đến các bài phát biểu bởi lẽ chúng thường là vấn đề của địa phương. Thông thường hầu như không có người trong phòng ngoại trừ diễn giả đang đứng trên diễn đàn. Người xem ở nhà không biết là căn phòng trống vì máy quay TV chỉ thu hình người đang phát biểu.



Một trong những người cộng tác với Gingrich tại COS, chính trị gia Bob Walker ở Pennsylvania, quyết định dùng các buổi tối để lên diễn đàn tấn công các chính trị gia dân chủ vắng mặt. Vì không có người dân chủ nào cầm micro, người xem TV nghĩ rằng họ không dám trả lời các cáo buộc. Thời gian đầu đảng Dân Chủ không quan tâm đến chuyện này – ngay cả những người cùng đảng với Bob Walker cũng ít nghe những gì ông nói. Ông có tiếng là người chuyên châm chọc đối thủ chính trị của mình. Một bài báo của tờ Washington Post đã mô tả tiếng tăm này trên trang nhất với nhan đề châm biếm: “Có phải Bob Walke là người khó chịu nhất trong Quốc Hội?”(40).



Khi Gingrich và những người khác trong COS tham gia những đêm nói chuyện của Walker, đảng Dân Chủ lưu ý ngay lập tức. Phát ngôn viên và cũng là lãnh đạo Quốc Hội, đảng viên dân chủ Tip O’Neill vào cuộc. Trong một nỗ lực nhằm dập tắt tiếng nói của người cộng hòa, O’Neill bí mật ra lệnh cho C-SPAN thu hình toàn cảnh căn phòng trong lúc Walker đang nói. Bằng cách cho thấy căn phòng trống, O’Neill làm bẽ mặt Walker(41). Sau lần bị phản công, nhóm COS nhận thấy họ đã thành công vì lọt được vào dưới lớp da của đảng Dân Chủ. Họ tiến hành ngay kế hoạch đã định.



Đã từ lâu ban nhân sự của Gingrich đã làm một “báo cáo” về chính sách đối ngoại của đảng Dân Chủ để dùng vào thời điểm này. Kết luận chết người trong tài liệu mà Gingrich và COS đọc trong buổi tối ngày hôm sau cho thấy đảng Dân Chủ đã ngây thơ khi đối mặt với chủ nghĩa cộng sản. Giữa thời kỳ chiến tranh lạnh, đây là đề tài nhạy cảm và quả quyết của đảng Cộng Hòa là sự xúc phạm đối với đảng Dân Chủ. O’Neill đã bị lừa. Ông tấn công Gingrich trước một cử tọa đông đảo gồm các đại biểu quốc hội và diễn tả buổi diễn thuyết của đảng Cộng Hòa vào buổi tối hôm đó là “hành vi tồi tệ nhất tôi chưa từng thấy suốt 32 năm tại đây, trong Quốc Hội”(42). Tuy vậy, những lời phê bình của O’Neill bị hiểu như đả kích cá nhân trong một Quốc Hội được xây dựng trên các nguyên tắc thảo luận nghiêm chỉnh. Ngay lập tức các đồng nghiệp của Gingrich chỉ ra sự vi phạm. Người điều hành không còn cách chọn lựa nào khác nên phải đưa ra lời khiển trách chính thức nhằm vào đảng viên dân chủ O’Neill, người lãnh đạo Quốc Hội – một việc phê bình hiếm khi xảy ra trong môi trường chính trị thời đó.



Mối thù hận giữa O’Neill và Gingrich, nếu đem so sánh với thời gian của Trump cùng các sự cố quanh ông, thực ra không đáng kể nhưng lại là yếu tố quyết định trong lịch sử phân cực Hoa Kỳ. Trong đêm hôm đó, ba kênh tin tức quốc gia cùng chiếu cảnh cãi vã ở Quốc Hội. Và đây cũng là nguồn cung cấp tin tức chính cho hàng chục triệu người Mỹ vào thời đó. Gingrich kết luận ngắn gọn:”Bây giờ tôi trở thành nổi tiếng”.



Vụ tấn công O’Neill không chỉ làm Gingrich trở thành nhà chính trị có tầm vóc quốc gia, nó còn chứng minh rõ mục đích đối đầu nhiều hơn với đảng Dân Chủ. Gingrich tóm tắt sự thành công trong một cuộc phỏng vấn:” Có phải đài CBS vội vàng vào và hỏi liệu họ có thể ghi lại một trong những bài thuyết trình kéo dài một giờ của tôi không? Không. Nhưng ngay cái phút O’Neill tấn công tôi, ông ta và tôi có 90 giây cuối trong chương trình của cả ba kênh tin tức. Bạn phải cho họ đối đầu. Khi họ đối đầu, bạn sẽ được chú ý. Khi được chú ý, bạn có thể giảng dạy (43).



Gingrich đã tìm ra được công thức để thành công và chiến lược đó dần dần đã thay đổi cách tiếp cận chính trị của toàn đảng Cộng Hòa.



Cho đến những năm 1980, Gingrich vẫn tiếp tục quảng bá thông điệp công kích của mình. Ông nắm quyền kiểm soát tổ chức lợi ích của đảng Cộng Hòa GOPAC, một hiệp hội dùng để tuyển mộ các chính trị gia trẻ tuổi vào đảng. Gingrich sản xuất băng cassette thu đầy đủ các bài thuyết trình của chính ông về ý thức hệ bảo thủ và những suy nghĩ của ông về tương lai của đảng. Việc phổ thông hóa triết lý năng nổ của COS đã tiếp cận hàng ngàn chính trị gia cánh phải trẻ tuổi, đầy triển vọng (44). Đó là yếu tố quan trọng trong việc vạch ra ranh giới định rõ thế nào là người cộng hòa trong thực tế chính trị đang thay đổi.



Một điểm quan trọng trong bản ghi băng cassette của Gingrich là sự liên kết các từ tích cực như “tự do”, “sự thật” và “cơ hội” với chính sách của đảng Cộng Hòa. Những từ có tính cách tiêu cực dành cho các đề xuất của đảng Dân Chủ (45). Bẳng cách này Gingrich đã võ trang cho hàng ngàn chính trị gia đầy tham vọng với những lời hoa mỹ gây chia rẽ. Là giám đốc điều hành GOPAC, ông cũng có cơ hội phân phối nguồn lực cho các tổ chức theo ý mình muốn. Ông tận dụng sức mạnh này để chuyển tiền nhiều hơn cho các ứng cử viên chính trị đã lấy cảm hứng từ những cuốn băng cassette trên toàn quốc.



Trong một cuộc phỏng vấn từ năm 1985, Gingrich đã giải thích ý định của mình như sau:” Mục tiêu của chúng tôi là tiến hành hoạt động đối đầu qua các phương tiện truyền thông”. Vào thời gian đó it người hiểu được khả năng gieo ảnh hưởng của chính trị gia nổi loạn mạnh đến mức nào. Một bài viết trên The New York Times đã gọi Gringrich ” có lẽ là người bị ghét nhất trong Quốc Hội”.



Đối với nhiều người cộng hòa, đó là cách vận dụng chính trị xa lạ và thiếu văn minh. Họ đã quen ứng xử với đồng nghiệp tại Quốc Hội bằng sự tôn trọng lẫn nhau. Mặc dù không đồng ý với đảng Dân Chủ, cả hai bên đều thuộc về một hội đồng lập pháp truyền thống và rất được kính trọng. Sự kính trọng này rất quan trọng cần phải bảo tồn.



Đảng Dân Chủ và Robert Bork



Cùng khoảng thời gian Gingrich đặt đường ranh phân cách tại Quốc Hội, đảng Dân Chủ quyết định thử những phương pháp tương tự. Trước khi đảng Cộng Hòa thay đổi quy tắc bỏ phiếu vào năm 2017, chức vụ chánh án Tòa Án Tối Cao do tổng thống đề cử phải được hai phần ba Thượng Viện đồng ý (năm 2017, đảng Cộng Hòa đã thay đổi quy tắc nên chỉ cần 51 phiếu).



Như thường lệ, trời nóng và ẩm ở Washington D.C. vào ngày 01 tháng Bảy 1987, khi Ronald Reagan tuyên bố muốn đề cử luật gia Robert Bork vào ghế chánh án Tòa Án Tối Cao. Trong thời gian ở Nhà Trắng, tổng thống đã hai lần đề cử chánh án và được phê chuẩn. Bây giờ ông nhìn thấy cơ hội đẩy cán cân tư tưởng của tòa án về hướng bảo thủ hơn.



Cho đến lúc đó, những vụ đề cử như vậy ít khi xảy ra sóng gió. Từ năm 1889 đến 1968, chỉ có một ứng cử viên bị từ chối và trước năm 1925, các ứng cử viên thậm chí không phải trình diện trước Thượng Viện.



Mặc dù trên thực tế các phiên điều trần trở nên phổ biến hơn, rất ít vụ gây ra sự chú ý. Một trong những ứng cử viên do John F. Kennedy đề cử được phỏng vấn chưa đến 11’ trước khi ông được chấp thuận.



Đây là những công việc nhàm chán và các ứng cử viên được phỏng vấn đã quá quen với tính trung thực và sự cụ thể trong câu trả lời của họ.



Rốt cuộc, mục đích chỉ để làm quen với người được bổ nhiệm suốt đời vào một chức vụ trong một tòa án quan trọng nhất của quốc gia (47). Nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 1987.



Việc đề cử Robert Bork đã gây ra sự tò mò bởi lẽ vị giáo sư luật nổi tiếng tại Yale không phải là người vô danh ở Washington. 14 năm trước, ngày 20 tháng Mười năm 1973, ông trở thành người nổi tiếng trong nước ngoài ý muốn chỉ qua một đêm vì ông vướng vào ngay cao điểm của vụ bê bối Watergate. Nguyên nhân dẫn đến tập phim được gọi là “ Saturday Night Massacre” này là do công tố viên đặc biệt yêu cầu giao nộp cuộn băng ghi âm các cuộc trò chuyện diễn ra trong Phòng Bầu Dục. Cuộn băng là bằng chứng tố cáo Nixon là kẻ đồng lõa trong vụ bê bối. Tổng thống không muốn công tố viên đặc biệt Archibald Cox có được những đoạn ghi âm nên yêu cầu bộ trưởng tư pháp Elliot Richardson đuổi việc anh ta. Bộ trưởng bộ tư pháp từ chối và từ chức ngay sau đó. Thứ trưởng bộ tư pháp cũng nối gót ra đi. Đột nhiên Robert Bork trở thành người có thâm niên cao nhất trong bộ tư pháp. Bork cũng đã định theo gương đồng nghiệp nhưng được thuyết phục ở lại và sa thải công tố viên đặc biệt để tránh tình trạng tồi tệ hơn nữa trong cuộc khủng hoảng hiến pháp.



Dù liên lụy đến vụ này, Bork vẫn được xem là ứng cử viên có trình độ tốt. Nhưng quan điểm của ông về hiến pháp khiến các đối thủ của ông sợ hãi. Bork được gọi là “người nguyên bản” vì tin rằng tài liệu hiến pháp phải được diễn giải càng gần với ý định nguyên thủy của các nhà soạn thảo càng tốt. Suốt thời gian dài hành nghề luật, ông đã tuyên bố bằng văn bản quan điểm này. Bên cạnh những vấn đề khác, ông nghi ngờ về quyền phá thai hay quyền riêng tư, hoặc đâu là sự hợp lý khi nói về quyền công dân. Do đó đảng Dân Chủ sợ rằng Bork có thể tác động đến tòa án bằng các ý kiến bất thường của mình.



Năm nay, với sự tự tin, đảng Dân Chủ đùng đùng nổi giận. Việc đề cử Bork diễn ra chưa đầy sáu tháng sau khi cánh tả chiếm lại đa số tại Thượng Viện và chính quyền Reagan vẫn đang lãnh đủ hậu quả do vụ bê bối Iran-Contras để lại(48). Joe Biden, sau này là phó tổng thống của Obama, dẫn đầu ủy ban tư pháp thẩm vấn Bork. Biden đang ráo riết tiến hành việc định vị mình là ứng cử viên tổng thống trước cuộc bầu cử tiếp theo và háo hức tạo dấu ấn trong các phiên điều trần tại Thượng Viện. Mặc dù năm trước đã hứa sẽ bỏ phiếu cho Bork nếu ông này được đề cử, Biden vẫn rút lại lời hứa (49). Cùng với Ted Kennedy, một thượng nghị sĩ quan trọng khác của ủy ban, Biden cầm đầu một cuộc tấn công tàn bạo vào ứng cử viên được đề cử. Các cơ sở chính trị của đảnh Dân Chủ nổi lửa và nhiều nhóm lợi ích cánh tả bắt đầu bôi nhọ các quan điểm của Bork và khủng hoảng hóa tối đa ảnh hưởng do các quan điểm này gây ra. Các nhóm tự do bỏ truyền đơn vào đầy thùng thư của mọi nhà, chạy quảng cáo chính trị trên TV, mua quảng cáo trên báo chí và huy động các nhà vận động hành lang tham gia. Một số người tung ra các video riêng của Bork (dù không có gì đặc biệt để khai thác) trong khi một số khác cho lưu hành tin bà vợ công giáo của Bork sẽ tác động mạnh đến các quyết định của ông quanh chuyện phá thai. Bên trong Quốc Hội, Ted Kennedy mô tả một tương lai đen tối với sự có mặt của Bork tại Tòa Án Tối Cao: phụ nữ sẽ phải phá thai trong những con hẻm tối, phân biệt chủng tộc sẽ tái lập và cảnh sát tham nhũng sẽ đột nhập vào tư gia của mọi người vào ban đêm. Những cáo buộc này tuy có phần cường điệu nhưng đem lại kết quả. Bork đã phải trả giá khi ông không quyết liệt chống lại đảng Dân Chủ (50). Sau cuộc thẩm vấn dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, tổng thống Reagan phải lên truyền hình và cầu xin người dân đừng chịu thua cái ông gọi là “chính trị hóa quá trình này của cánh tả”(51). Lời van xin chẳng có tác dụng gì và Bork bị Thượng Viện từ chối với số phiếu bầu chênh lệch lớn nhất trong lịch sử: 58 chống và 42 thuận.



Robert Bork trở thành người tử vì đạo đối với cánh hữu và bất tử trong sách sử và từ điển. Trong từ điển Oxford, bị “borked”có nghĩa là bị bôi nhọ hay bị phỉ báng có hệ thống. Theo các nhà phê bình, cánh tả đã lôi tên tuổi của Bork xuống bùn chỉ vì họ không đồng ý với quan điểm chính trị của ông trong quá trình xét xử. Cánh tả đã phản ứng nhấn mạnh rằng quan điểm của Bork quá cực đoan nên họ cần phải mở chiến dịch quyết liệt. Nhưng cho dù phiên bản nào gần với sự thật nhất, trận chiến năm 1987 đã thay đổi tất cả các cuộc đề cử vào Tòa Án Tối Cao trong tương lai. Từ đó các cuộc đề cử trở thành quá trình không chỉ diễn ra tại Quốc Hội nhưng còn là một phần trong các trận chiến văn hóa giữa các nhóm lợi ích tranh giành nhau khắp nước. Đảng Dân Chủ đã a-xít hóa một quá trình vốn là nơi các các ứng cử viên thẩm phán phần lớn được đánh giá theo trình độ pháp lý của họ. Cũng giống như Newt Gringrich, những người dân chủ đã đẩy các cuộc thảo luận xã hội đi một bước sai hướng.



“ Cuộc cách mạng Gingrich”



Trong khi cuộc xung đột quanh Robert Bork nổ lớn, Gingrich đã tận dụng thời gian trong bốn bức tường của Quốc Hội. Sau lần Reagan đề cử Bork vào Tòa Án Tối Cao thất bại, một năm sau, Gingrich là người chịu trách nhiệm điều động các nghị viên cùng đảng có mặt đầy đủ trong các cuộc bỏ phiếu để bảo đảm cho luật được thông qua. Những người hâm mộ chương trình truyền hình House of cards sẽ nhớ đến nhân vật chính Frank Underwood, người nhận công việc này trong mùa đầu tiên của bộ phim nhiều tập được giải thưởng. Giống như nhân vật hư cấu Underwood, Gingrich nhanh chóng đặt các quyền lợi của riêng mình lên hàng đầu ngay cả khi ban lãnh đạo đảng Cộng Hòa đang bị tổn thương. George Bush, người từng là phó tổng thống của Reagan, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1988 với lời hứa không tăng thuế. Khi được đảng đề cử làm ứng cử viên tống thống trong cuộc họp toàn quốc, Bush nói rất rõ ràng: “ Read my lips: no new taxes!”. Lời tuyên bố trở thành nỗi ám ảnh của Bush. Hai năm sau, tổng thống buộc phải tăng thuế như một phần của thỏa thuận ngân sách mới lớn hơn mà ông đã ký kết với lực lượng ôn hòa trong cả hai đảng. Gingrich, cùng tham gia những cuộc đàm phán, đã làm nhiều người trong đảng ngạc nhiên khi ông công khai chống lại sự thỏa hiệp. Ông đã vạch ra một giới hạn cho đảng Cộng Hòa: đó là thuế. Trước đây, ông đã thỏa thuận việc cấm tăng thuế trong chương trình của đảng nên cho rằng việc tăng thuế sẽ là đòn chí tử đánh vào đảng Cộng Hòa (52). Như một dấu hiệu cho thấy đảng Cộng Hòa đang thay đổi, nhân vật nổi loạn Gingrich giờ đây được sự ủng hộ tại Hạ Viện để hạ nhục tổng thống George Bush, người cùng đảng.



Trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1994, đảng Cộng Hòa đã tung ra tài liệu “Contract with America”, một kế hoạch bao gồm các cải cách phúc lợi, cải cách tội phạm và cân bằng ngân sách. Gingrich là kiến trúc sư của kế hoạch. Trong khi nhiều cuộc bầu cử giữa kỳ thường chỉ nói về những vấn đề khu vực hay địa phương, bản hợp đồng biến cuộc bầu cử thành vấn đề của toàn quốc. Một tháng trước cuộc bầu cử, Gingrich đã thuyết phục được 355 ứng cử viên quốc hội đảng Cộng Hòa cùng ký kết kế hoạch. Các vấn đề địa phương mất ưu tiên hàng đầu trong danh sách.



Bill Clinton bây giờ là tổng thống. Trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ, ông phải tranh đấu với lượng người ủng hộ lúc càng giảm dần và cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1994 là một thành công đột phá của cánh hữu. Đến hết đêm, đảng Cộng Hòa đã có được kết quả tốt nhất tại Hạ Viện kể từ Thế chiến thứ Hai và chiếm được 54 ghế mới. Chiến thắng này được gọi là “Cuộc cách mạng Gingrich”. Là chủ tịch mới của Hạ Viện, giờ đây Gingrich là nhân vật quyền lực thứ ba ở Hoa Kỳ, chỉ sau tổng thống và phó tổng thống. Học thuyết “Go along to get along” đã chết và bị chôn vùi, một lần và vĩnh viễn.



Tối đêm bầu cử năm 1994, một trong những cố vấn của Gingrich nói với ông rằng có một tin tốt và một tin xấu:” Tin tốt là chúng ta giành được nhiều ghế trong Quốc Hội tối nay”. Gingrich thắc mắc:”Còn tin xấu?”. “Cứ đợi đến khi ông gặp những người chiến thắng. Rồi ông không biết sẽ phải đối phó với nhóm người cùng với loại ý thức hệ nào. Họ sẽ lấy mạng của ông”, viên cố vấn cảnh báo như vậy (53). Nhưng rồi cũng chẳng có gì xảy ra ngoài lời quả quyết trống rỗng.



Để thực hiện chương trình nghị sự của mình, Gingrich phải hợp tác với tổng thống Clinton trong một vài lãnh vực. Quốc Hội thông qua dự luật nhưng cần chữ ký của tổng thống mới có hiệu lực. Vì vậy Gingrich và Clinton phải cộng tác với nhau. Họ thỏa thuận thay đổi hệ thống phúc lợi, cắt giảm thuế đối với các khoản lãi vốn và cân bằng ngân sách nhưng giữa hai người cũng có những bất đồng lớn. Hai trường hợp nổi bật là chính phủ ngưng hoạt động, hay“shutdown” như tôi đã nói đến trong chương 1. Trong tình huống như vậy, hầu như toàn bộ guồng máy nhà nước, bao gồm các bộ trong chính phủ và các địa điểm du lịch đóng cửa. Clinton thoát khỏi cuộc xung đột nhẹ nhàng nhất. Nhiều cử tri cho rằng Gingrich đã quá hung hăng chống Clinton trong vụ bê bối Lewinsky trong khi các dân biểu bảo thủ tại Hạ Viện lại cho là ông có ý muốn thoả hiệp quá mức. Những học trò của ông trước đây đã nhanh chóng quay lưng lại với chính tướng lãnh của họ. Năm 1997, một số đông những người lãnh đạo dưới trướng của Gingrich bị phát giác đang lên kế hoạch đảo chính trong nội bộ đảng. Một trong những kẻ âm mưu không ai khác ngoài John Boehner, người vào năm 2010 đã trở thành phát ngôn viên của Quốc Hội trước khi bị The Freedom Caucus, một nhóm chính trị gia bảo thủ “xơi thịt”(54). Một Gingrich thua đau rút khỏi Hạ Viện sau cuộc bầu cử năm 1998, chỉ bốn năm sau cuộc bầu cử thành công. Sự nghiệp với vai trò lãnh đạo chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng Gingrich đã làm được rất nhiều việc tác động đến cuộc tranh luận xã hội ở Washington D.C. Bên ngoài thủ đô, những thay đổi tương tự cũng đang diễn ra.



Phân cực ở Minnesota




Roger Moe là nhà lãnh đạo đa số tại Thượng Viện thuộc tiểu bang Minnesota trong 20 năm, từ 1981 đến 2001. Phòng này là thượng viện tiểu bang lớn nhất ở Mỹ với 67 thượng nghị sĩ tiểu bang. Lần đầu tiên, khi Moe được bầu vào Thượng Viện, ông là người trẻ tuổi thứ nhì nắm chức vụ này trong lịch sử tiểu bang, và giữ kỷ lục là nhà lãnh đạo đa số có thời gian phục vụ lâu nhất. Roger hiểu biết đa dạng, mỗi thứ một chút về chính trị.



Roger có cái nhìn sâu sắc đáng ngạc nhiên về chính trị Na Uy. Khi tôi phỏng vấn ông tại một quán cà phê ở Minneapolis vào mùa xuân 2017, Moe tò mò muốn biết thế đứng của đảng phái trong chính trị Na Uy hiện nay. Ông đã gặp lãnh đạo đảng Lao Động Jonas Gahr Støre nhiều lần và biết rõ về đảng Trung Tâm. Những gì tôi kể trong cuộc thảo luận quanh việc cải tổ các đô thị tự trị khiến ông suýt xoa. Trong thời gian ông làm việc tại quốc hội của tiểu bang Minnesota, một đề xuất tương tự cũng đã được đưa ra: “ Chúng tôi hiểu rằng kết quả sẽ không đến đâu. Trước hết mọi người không ai đồng ý là trung tâm thành phố sẽ nằm chỗ nào. Tiếp theo họ cãi nhau dữ dội về cái tên đặt cho đô thị mới”. Tôi cười và cho rằng người Mỹ và người Na Uy có lẽ cũng chẳng khác nhau nhiều.



Moe là chính trị gia thuộc môi trường cũ, nơi các thỏa hiệp thường được thực hiện ở phòng sau. Ông kể về một chuyện đùa rất phổ biến khi ông còn tham gia tích cực sinh hoạt chính trị: nhiều luật được thông qua ở quán bar địa phương hơn ở quốc hội tiểu bang. “Sự thật đó không phải là chuyện đùa”, Moe tiết lộ thêm và ông hoàn toàn có lý.



Hầu hết các chính trị gia đại diện cho các khu vực bầu cử khác nhau trong tiểu bang đều có căn cứ ở Minneapolis. Đối với đa số, đây là cuộc sống đi đi về về, nơi xa gia đình và bạn bè. Do đó, họ thường dành thời gian rảnh rỗi cho đồng nghiệp từ cả hai bên. Theo Moe, cách xã hội hóa này đã xây dựng niềm tin giữa đôi bên. Tuy nhiên trường hợp này không còn nữa: giờ đây các chính trị gia được yêu cầu phải dành nhiều thời gian hơn ở quận nhà và gần như liên tục theo đuổi chiến dịch bầu cử. Xã hội hóa không còn nên sự tin tưởng lẫn nhau trước đây vốn có thể dẫn đến sự hợp tác cũng tàn lụi.



Roger Moe nhấn mạnh rằng không phải tất cả mọi thứ trước kia đều tốt hơn. Lời hứa của Trump về việc xây dựng lại ngành công nghiệp cũ và tạo công việc làm cho các khu vực không còn khả năng cạnh tranh khiến nhà cựu chính khách bực bội. Moe nghĩ rằng rất khó để trở lại như xưa. Ông biết rằng cái “câu lạc bộ nam giới OK” đã thuộc về quá khứ nhưng luyến tiếc niềm tin tưởng lẫn nhau giữa các đối thủ chính trị. Trong suốt thời gian dài ở quốc hội tiểu bang, ông đã chứng kiến tình đồng nghiệp giữa hai cánh chính trị bị đổ vỡ, từ từ nhưng chắc chắn. Trước kia, người ta là thượng nghị sĩ tiểu bang trước khi gia nhập một đảng phái. Các cuộc phỏng vấn cũ với các thượng nghị sĩ ở Washington D.C., giống như Moe, cho thấy họ có tình đồng nghiệp với các đối thủ chính trị và nhất mực tôn trọng Thượng Viện như một thể chế (55). Điều này ngày nay không còn nữa, nếu chúng ta tin Moe. Trong những năm Gingrich đập phá các tiêu chuẩn nền tảng ở Washington D.C., tại Minnesota cũng có những thay đổi quan trọng. Thật thú vị khi đặt sự kiện này trong bối cảnh những cuộn băng cassette của Gingrich tung ra với thông điệp mạnh mẽ hơn. Chúng được gửi đi khắp nơi trong nước và tôi tự hỏi chúng có đến được Minnesota không. “Câu lạc bộ nam giới OK” biến mất một phần do các đại diện dân cử nam giới dần bị nữ giới thay thế. Ngoài ra, áp lực quyên tiền cho các chiến dịch bầu cử gia tăng làm các đại diện dân cử phải dành nhiều thời gia cho khu vực địa phương của họ. Xã hội hóa đã chết và chuyện có bạn bè bên kia đường ranh giới chính trị của đảng ngày càng hiếm hoi. Moe khẳng định đảng Cộng Hòa đã chuyển động về cánh hữu nhiều hơn đảng Dân Chủ chuyển về cánh tả. Tất nhiên nhà dân chủ thâm niên này không phải là nguồn tin trung lập khi quả quyết như vậy, nhưng ông giả vờ như biết những gì mình đang nói. Ông không vẽ bức tranh màu hồng cho đảng. Trong các lãnh vực chính trị như quyền LHBT và phá thai, Moe cho rằng đảng Dân Chủ đã quá cấp tiến. Thực tế là đảng không còn chỗ cho những ai không hoàn toàn theo đường lối của đảng trong lãnh vực này. Điều ông nói làm người ta nhớ đến đường lối chính trị của đảng Cộng Hòa.



Cái nhìn tích cực về “ngày xưa quá tốt đẹp” thường gây ra nguy hiểm. Chiến dịch của Trump xây dựng trên tiền đề sai lầm đó. Roger Moe thừa nhận diễn đàn chính trị trong những năm 1970 cũng rất lộn xộn. Tuy nhiên ông đã đúng khi nói rằng cuộc thảo luận xã hội ngày càng trở nên độc hại trong những năm 1980 và 1990. Quá trình này bắt đầu tại Quốc Hội với Newt Gingrich. Chính Gingrich cũng đã nói trong một cuộc phỏng vấn:” Mục tiêu là thay đổi toàn bộ nhà nước và văn hóa chính trị của cả quốc gia”(56). Ông đã làm được chuyện này. Trước khi Gingrich đến Washington, đảng viên hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn tôn trọng nhau. Nhiều người muốn chỉ có vai trò đại diện dân cử hơn là đảng viên của một đảng. Người ta vào Quốc Hội để phục vụ đất nước chứ không chủ yếu phục vụ đảng. Trong một quyển sách xuất bản năm 2018, Robert Reich, đảng viên dân chủ và là cựu bộ trưởng Bộ lao động thời Clinton, đã mô tả tình trạng này. Theo Reich, điều tiên quyết và quan trọng nhất là “The Common Good”- ý thức cộng đồng (57). Nó nâng cao mức tín nhiệm giữa hai đảng chính trị. Người ta bày tỏ một mức độ tôn trọng nhất định và khép mình trong một khuôn khổ nhất định. Ý thức cộng đồng này đã biến mất ngày hôm nay (58).



Gingrich dẫn nhập vào Quốc Hội một phong cách hoạt động táo bạo và góp phần đầu độc diễn đàn chính trị. Các nghiên cứu trong Thượng Viện cho thấy sự phân cực diễn ra ở nơi này đều liên quan đến Newt Gingrich. Trong thực tế, hầu hết mọi sự phân cực ở Thượng Viện đều là tác phẩm của các thượng nghị sĩ được bầu vào Quốc Hội sau năm 1978 – năm Gingrich giành được chiến thắng lần đầu tiên. Những “thượng nghị sĩ Gingrich” là một phần trong đội quân du kích của ông vào những năm 1980 và đã tiếp tục tác chiến tại Thượng Viện khi Gingrich rời khỏi Washington D.C.(59).



Gingrich không chỉ thay đổi thuật hùng biện ở Quốc Hội. Ông thuyết phục được người trong đảng quyết liệt chống lại việc tăng thuế và phá hoại nỗ lực cải cách y tế của Clinton vào đầu những năm 1990. Chiến dịch chống cải cách kinh tế trong thời gian đó đã đặt nền móng cho sự chống đối dữ dội do đảng Cộng Hòa khuấy động lên khi Obama và đảng Dân Chủ thông qua Obamacare năm 2009. Các biến động này là trung tâm của việc mở rộng biên giới phân cách quanh đảng Cộng Hòa.



Để chống lại việc bổ nhiệm Robert Bork vào chức chánh án Tòa Án Tối Cao năm 1987, đảng Dân Chủ đã góp phần bình thường hóa một chính sách phân cực mới. Cuộc tấn công vào Bork đã thay đổi cách bổ nhiệm thẩm phán Mỹ. Nó làm các cuộc tranh luận xã hội sôi sục thêm lên và từ đó các nhóm bên ngoài hiểu rằng, nếu tiếp tục tác động mạnh, họ có thể tạo ảnh hưởng đến Quốc Hội. Đây là bài học quan trọng cho các nhóm lợi ích và, song song với việc Gingrich dấn thân vào chính trị trong những năm 1970, mối quan tâm của họ đến hành lang quyền lực ở Washington D.C. càng lúc càng lớn. Một trong những nhóm lợi ích này là The National Rifle Association (NRA).

DanQuyen.com (Theo Det Amerikanske Marerittet (The American Nightmare)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (3) (31-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (2) (20-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (13-03-2019)
    DONALD TRUMP  (01-03-2019)
    Nỗi buồn chiến tranh hay phía tây không có gì lạ (03-11-2018)
    Tôn trọng khác biệt làm nên hạnh phúc (20-10-2018)
    Từ tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đến Chuyện tình Lan và Điệp (06-10-2018)
    Homo Deus: Tương lai có thuộc về loài người? (04-10-2018)
    Tiểu thuyết nổi tiếng với tựa một chữ “V.” ra mắt độc giả Việt Nam (25-09-2018)
    Những điều Cha Mẹ có thể học được từ "Giết con chim Nhại" (22-09-2018)
    THẾ GIỚI CỔ TÍCH U SẦU ĐẸP ĐẼ CỦA OSCAR WILDE (16-09-2018)
    TẠI SAO ĐỌC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN (03-09-2018)
    HENRYK SIENKIEWICZ-NHÀ VĂN LỚN CỦA BA LAN VÀ THẾ GIỚI (30-08-2018)
    Vào Thu - Nhớ Về Chị (23-10-2017)
    Như Cỏ Xót Xa Đưa (14-09-2017)
    Cảo thơm lần giở: Rabelais nghĩ gì? (19-08-2017)
    Trở lại Paris (02-06-2017)
    Có một làng người Việt trên đất Ba Lan (30-05-2017)
    Giữ trọn lời thề cỏ may (16-04-2017)
    Sách về hành trình tìm tự do của nô lệ Mỹ giành giải Pulitzer 2017 (11-04-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152794968.